.
.

Phật Giáo Việt Nam Có Nguồn Gốc Gần Gũi Với Ấn Độ Hơn Trung Quốc


Mối liên hệ văn hóa Ấn Độ – Việt Nam đã được xác lập. Việt Nam, một nhân tố kinh tế và chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, hiện đang truy tìm di sản Phật giáo của mình từ Ấn Độ hơn là từ Trung Quốc.

15 ra ve (Copy)

Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi đã thúc đẩy ngoại giao Phật giáo trong chuyến thăm Hà Nội mới đây của ông. Ấn Độ đã công bố một số học bổng thường niên đặc biệt dành cho các sinh viên Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu Phật học cao cấp.

Những tu sĩ hàng đầu Việt Nam đã phát hiện Phật giáo ở quốc gia này có thể truy nguyên từ Ấn Độ tương tự như di sản Phật giáo ở một số quốc gia Đông Nam Á khác.

Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi đã thúc đẩy ngoại giao Phật giáo trong chuyến thăm Hà Nội mới đây của ông. Ấn Độ đã công bố một số học bổng thường niên đặc biệt dành cho các sinh viên Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu Phật học cao cấp ở các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cũng như loại hình học bổng nghiên cứu một năm tại các học viện Ấn Độ và Sanskrit dành cho các thành viên tăng đoàn Phật giáo.

Những gì đã củng cố thêm cho những liên hệ văn hóa chính là đã có thêm nhiều các công dân Việt Nam đến thăm Bodh Gaya trong nhiều năm qua, bao gồm cả bốn nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam: Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ và Chủ tịch quốc hội.

Trong khi nhiều học thuyết Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc trong thế kỉ đầu tiên và thế kỉ thứ hai sau công nguyên, nhiều tu sĩ ở Việt Nam hiện khẳng định Phật giáo đã du nhập sớm hơn một đến hai thế kỉ vào bờ biển nước này từ Ấn Độ.

Trò chuyện với các tu sĩ tại một ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội ngày 3/9/2016, ông Modi đã nói rằng, Việt Nam là một nguồn cảm hứng để tránh xa bạo lực và đi theo con đường hòa bình, hòa hợp của Đức Phật.

“Sự xuất hiện của Phật giáo từ Ấn Độ đến Việt Nam và những di tích của các ngôi chùa Hindu Champa đã minh chứng cho mối quan hệ này”, ông Modi chia sẻ và nói thêm rằng, “những mối liên hệ văn hóa này tự phản ánh chính nó bằng nhiều cách. Nhiều kẻ đến đất nước này với mục đích chiến tranh. Chúng tôi đến đây với một thông điệp hòa bình”, thủ tướng Modi phát biểu, ngầm ám chỉ cuộc chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nhắc đến di sản Ấn Độ, ông nói, Phật giáo sử dụng đường biển và du hành đến Việt Nam ở dạng tinh khiết nhất của nó từ Ấn Độ. Ông Modi đã mời tất cả các tu sĩ Việt Nam đến thăm Ấn Độ, đặc biệt là Varanasi – vùng đất của Đức Phật.

Chủ tịch Hội đồng trị sự, hòa thượng Thích Thiện Nhơn, cũng đã truy nguồn lịch sử những mối liên hệ của Việt Nam với Ấn Độ. Ông Modi trở thành lãnh đạo Ấn Độ đầu tiên thăm giáo hội sau tổng thống đầu tiên Rajendra Prasad vào năm 1959. Chùa Quán Sứ được cho rằng đã từng tiếp đón nhiều sứ giả Phật giáo trong quá khứ. Những ngôi chùa này đều là di sản Phật giáo cũng như là các địa điểm du lịch nổi tiếng.

Trong khi các chính phủ trước đây của Ấn Độ theo đuổi chính sách ngoại giao văn hóa khắp thế giới, đặc biệt là ở phương Tây, Đông Nam và Đông Nam Á như một quyền lực mềm, thì chính quyền dưới thời ông Modi nổi lên như một trụ cột chính trong chính sách đối ngoại thông qua việc đem các quốc gia xích lại gần nhau.

Bình luận của Economic Times: Một bước đi hợp lý

Quyền lực mềm là một phần trong kho vũ khí ngoại giao của một quốc gia. Lịch sử văn hóa chung là cần thiết để xây dựng những mối quan hệ giữa các nước. Ấn Độ dựa trên những mối liên hệ lịch sử – sợi dây Phật giáo – để củng cố mối quan hệ hiện tại với Việt Nam là một bước đi hợp lý. Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, một nhân tố quan trọng ở Biển Đông. Tăng cường liên hệ thông qua du lịch và giáo dục sẽ thúc đẩy lợi ích của đôi bên.

Dân Nguyễn

(Dịch từ Economics Times)