.
.

Trung Quốc trục xuất nhiều vị sư khỏi Larung Gar


Nhà chức trách Trung Quốc ở huyện Serta đã dùng quyền lực trục xuất hơn 2.000 nữ tuPG đang tu học tại Học viện Phật giáo Larung Gar thuộc huyện trong tỉnh Tây Tạng tự trị Kardze.

Một đoạn video được đăng trên phương tiện truyền thông xã hội hôm 30-9 cho thấy chư Tăng Ni đang được di dời khỏi tổ chức Phật giáo lớn nhất của Tây Tạng trong các xe buýt trong khi có thể nhìn thấy một số người khác đang khóc và cầu nguyện khi bị buộc rời khỏi nơi này.

Nguồn tin cho biết các tu sĩ bị buộc phải đến từ Lhasa và các khu vực lân cận.

a taytang.jpg
Chính quyền Trung Quốc gây áp lực, buộc những nhà sư tu hành tại Larung Gar phải rời khỏi đây

Tình hình ở Larung Gar đang xấu đi từng ngày và hơn 1.000 Tăng Ni làm việc ở Học viện này cũng đang được lệnh phải rời khỏi cùng với tất cả các học viên khác.

“Ngoại trừ 100 tu sĩ được phép chính thức tu học tại Larung Gar, tất cả các Tăng Ni đến từ Lhasa đều đã bị trục xuất khỏi trung tâm”, một nguồn tin cho biết thêm rằng các quan chức đang nhắm mục tiêu Tăng Ni từ Thanh Hải, Cam Túc và Vân Nam.

Các quan chức đã thông báo cho gia đình của những người đang nghiên cứu tại học viện phải thực hiện theo lệnh trục xuất hoặc phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng. Họ cũng cảnh báo các gia đình này về việc thu hồi tiền hỗ trợ và các khoản trợ cấp của chính phủ nếu người thân của họ không tuân thủ, nguồn tin cho biết.

Theo nguồn tin, các quan chức đã cấm các thành viên của tổ chức này xây dựng bất kỳ cấu trúc mới nào.

Trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng thuộc huyện Serthar đã bị suy yếu mạnh mẽ trong thập kỷ qua. Lần trục xuất mới nhất, nhằm cắt giảm quy mô của trung tâm xuống còn 5.000 người vào năm 2016, bắt đầu vào ngày 20-7 với lý do cải tạo công trình.

3 nữ tu đã tự vẫn để phản đối do sự phá hủy liên tục tại Larung Gar cho đến nay. Ngày 20-7, cô Rinzin Dolma, cư trú trong trường, đã treo cổ tự tử khi chứng kiến sự tàn phá của học viện.

Sau cái chết của cô, 2 nữ tu khác cũng đã tự tử với lý do tương tự – cô Sengma đến từ làng Dowa thuộc huyện Dzamthang và cô Tsering Dolma từ thị trấn Mewa thuộc huyện Marthang, cả hai đều thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Trong thư tuyệt mệnh, cô Tsering Dolma đã bày tỏ sự căng thẳng và bày tỏ rằng chính phủ Trung Quốc đã không cho họ ‘sống trong an bình’.

Văn Công Hưng
(theo Phayul)