.
.

Nepal: Nữ Tu Phật Giáo Nổi Tiếng Nhất Là Một Ngôi Sao Nhạc Rock


Có một ni sư Phật giáo mà mọi người ở Nepal đều biết đến, không phải vì cô là một biểu tượng tôn giáo, một đại sứ thiện chí của UNICEF, cũng không phải vì cô là người điều hành một trường học hay bệnh viện cho những bệnh nhân thận.

Ani Choying Drolma còn là một trong những ngôi sao nhạc pop lớn nhất, nổi tiếng nhất Nepal.

In this Oct. 7, 2016 photo, Buddhist nun and musician Ani Choying Drolma, center, performs during a concert in Mumbai, India. She is one Buddhist nun everyone in Nepal knows by name, not because she’s a religious icon and a UNICEF goodwill ambassador, nor for her work running a girl’s school and a hospital for kidney patients but because she is one of the country’s biggest pop stars. With more than 12 albums of melodious Nepali tunes and Tibetan hymns that highlight themes of peace and harmony, the songstress in saffron robes has won hearts across the Himalayan nation and abroad. (AP Photohttp://phatgiaoninhbinh.vn/wp-content/uploads/2016/10Rajanish Kakade)

Ani Choying Drolma. (Ảnh: Rajanish Kakade)


Hơn 12 album với những giai điệu Nepal du dương và những bài thánh ca Tây Tạng đã làm nổi bật những chủ đề về hòa bình và hòa hợp, nữ ca sĩ trong bộ áo choàng vàng đã chiếm được vạn trái tim khán giả khắp Himalaya và ngoại quốc.

“Tôi hoàn toàn chống lại tư duy thủ cựu, lối suy nghĩ theo thường lệ của một nữ tu Phật giáo”, ni sư 45 tuổi chia sẻ. Nhiều người “nghĩ một nữ tu Phật giáo nên là người không xuất hiện quá nhiều trên truyền thông, một người ẩn lánh… luôn luôn ở trong một tu viện, luôn luôn nhút nhát. Nhưng tôi lại không tin vào điều đó”.

Cô có rất nhiều fan hâm mộ – những người chào đón cô với tiếng vỗ tay vang dội mỗi khi cô bước ra sân khấu, để rồi lặng đi khi cô nhắm mắt lại và cất lên tiếng hát.

“Mỗi lần tôi thất vọng với cuộc sống hay tức giận, tôi chỉ cần nghe nhạc của Ani và tôi bình tĩnh trở lại”, Sunil Tuladhar, một fan hâm mộ Ani, chia sẻ. “Cô ấy là nữ thần âm nhạc của tôi”.

Tuy nhiên, sự nghiệp của Ani Choying Drolma cũng vấp phải những chỉ trích. Một tu sĩ Phật giáo ở đền Swayambhu nổi tiếng đã đặt câu hỏi làm thế nào mà cô có thể dung hòa cuộc sống giản dị của một người tu khổ hạnh với sự nổi tiếng và giàu có mà cô tích lũy được trong suốt sự nghiệp âm nhạc hai thập kỉ của mình.

“Làm sao mà một nữ tu có thể kiếm tiền bằng cách bán giọng hát của mình, sống một cuộc sống xa hoa, chưa nói đến việc cô ấy là một nữ tu?”, Surya Shakya đặt câu hỏi.

Bất chấp sự nổi tiếng của mình, Drolma vẫn trông giống mọi nữ tu Phật giáo Nepal điển hình khác, với mái tóc được cắt ngắn và một nụ cười luôn hiện diện. Cô đi khắp thế giới cho các buổi biểu diễn âm nhạc ở nhiều quốc gia như Mỹ, Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ.

Nhà soạn nhạc nổi tiếng Nhyoo Bajracharya, người đã từng cộng tác với Drolma, đã mô tả âm nhạc của cô là một sự hợp nhất của hai phong cách truyền thống Tây Tạng và Nepal. “Chúng là những ca khúc tôn giáo, âm hưởng slow rock kết hợp với hương vị của blue và jazz”, Nhyoo cho hay.

Nhưng Drolma tin rằng âm nhạc của cô vượt quá việc đem đến một giai điệu dễ nắm bắt. Bản hit năm 2004 của cô có tên “Phoolko Aankhama”, có nghĩa là “Những đôi mắt của hoa”, bằng tiếng Nepal, nổi bật bởi những ca từ chạm đến những giáo lý tôn giáo. “Có lẽ trái tim tôi luôn tịnh khiếthttp://phatgiaoninhbinh.vn/wp-content/uploads/2016/10 Có lẽ những lời nói của tôi luôn là những lời trí tuệhttp://phatgiaoninhbinh.vn/wp-content/uploads/2016/10 Có lẽ lòng bàn chân tôi không bao giờ giết hại côn trùng”.

Tiếng hát của cô đem đến cho thính giả một phương cách để tu tập thiền định và “dường như là cầu khẩn một loại tâm linh”, Drolma trả lời trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Associated Press. “Đó là những gì mà tôi hoan hỉ”.

Drolma từ chối tiết lộ cô kiếm được bao nhiêu tiền từ việc bán album và biểu diễn âm nhạc, nhưng cô cho biết mình đã quyên tặng rất nhiều tiền cho các quỹ từ thiện giáo dục thông qua Quỹ Phúc lợi Ni sư của cô cũng như điều hành một bệnh viện dành cho bệnh nhân thận.

Tuy nhiên, so với hầu hết những người Nepal sống ở quốc gia núi non nghèo khó này thì Drolma sống như một ngôi sao nhạc rock – với một chiếc xe hơi sang trọng và một căn nhà mới trong một khu phố cao cấp của thủ đô Kathmandu.

“Sẽ là một quan điểm cực kì bảo thủ khi nghĩ rằng một nữ tu thì phải sống nghèo khổ và ăn mặc rách rưới. Đó là một thái độ sai lầm”, cô nói. “Những buổi biểu diễn âm nhạc của tôi kiếm được rất nhiều tiền, việc bán các đĩa CD của tôi cũng đem lại rất nhiều tiền, và tôi nghĩ rằng nó giúp tôi đủ khả năng để sống thoải mái như vậy”.

Drolma cho biết, năm lên 13 tuổi, mẹ cô đã cho phép cô gia nhập vào Ni viện Nagi Gompa để thoát khỏi người cha bạo hành. Cô cũng sợ phải kết hôn, điều mà cô có thể buộc phải thực hiện như một phong tục ở Nepal vào thời điểm đó.

“Tôi có ấn tượng rằng kết hôn là điều tồi tệ nhất phải làm trong cuộc đời”, cô chia sẻ.

Tại ni viện, nằm ở phía bắc thủ đô Kathmandu, cô đã học tụng các bản kinh Phật. Tuy nhiên, khi mà hầu hết các dòng kinh đều trôi qua nhanh chóng, cô bước ra, tụng một cách đầy nhịp điệu trước sự ngưỡng mộ của các nữ tu khác.

Năm 1994, nhạc sĩ người Mỹ Steve Tibbetts đã viếng thăm ni viện, bị ấn tượng và đã thu âm lại giọng hát của cô. Ông trở lại ni viện sau khi nhận được sự quan tâm từ công ty thu âm của Mỹ và đã thu âm album đầu tiên của Drolma có tên “Cho” và phát hành vào năm 1997.

Tiền bản quyền album và phí biểu diễn đã khiến cho Drolma có chút choáng váng. Hầu hết những người Nepal đều có một cuộc sống khiêm tốn, với một phần tư số dân 28 triệu người của đất nước sống trong cảnh nghèo đói và phụ thuộc rất nhiều vào nền nông nghiệp tự cung tự cấp và nguồn kiều hối từ các thành viên trong gia đình đang làm việc ở nước ngoài.

“Câu hỏi đặt ra là, tôi phải làm gì với số tiền ấy bây giờ?”, cô nói. “Tôi nhận ra rằng khoản tiền này có thể giúp tôi thực hiện ước mơ của mình, vì vậy, đó là cách tôi bắt đầu đầu tư vào giáo dục”.

Cô thiết lập một quỹ giáo dục và mở trường Arya Tara nằm trên một sườn núi ở phía nam thủ đô Kathmandu. Trường nội trú Arya Tara có khoảng 80 nữ sinh, tuổi từ 5 đến 18, học tập miễn phí các bản kinh Phật cũng như toán, khoa học và tin học. Quỹ do cô lập cũng tài trợ kinh phí học đại học cho các nữ sinh.

Các học sinh khúc khích hoặc mỉm cười khi nói về Drolma.

“Ani còn hơn là mẹ em nữa. Mẹ sinh ra em nhưng Ani nuôi em lớn, cho em đi học, chăm sóc em và là lý do duy nhất khiến em có được ngày hôm nay”, Dolma Lhamu, 17 tuổi, hiện đang theo học đại học, tâm sự.

Drolma cũng được yêu mến một cách tương tự ở bệnh viện thận mà cô điều hành ở Kathmandu, nơi có hàng trăm bệnh nhân được lọc máu miễn phí một tuần hai lần.

Cô cho biết công việc của cô tại bệnh viện và trường học giúp duy trì tiếng hát và tiếp tục chấp nhận những lời mời biểu diễn của cô. Đối với những người chỉ trích, những người đặt câu hỏi về phong cách sống bận rộn hay thu nhập cao của cô, cô có chút kiên nhẫn.

“Mọi người trong xã hội sẽ có những quan điểm khác nhau”, cô chia sẻ. “Tôi cố gắng hết sức để xem làm thế nào có thể cải thiện thái độ của tôi đối với cuộc sống, đối với mọi người và đối với thế giới, cũng như tìm cách để sử dụng tốt nhất cuộc đời mình”.

“Hôm nay tôi nổi tiếng nhưng ngày mai mọi người sẽ không còn biết tôi là ai. Sự nổi tiếng sẽ dần mất đi. Đây chính là hiện thực”, cô nói.

Dân Nguyễn (Dịch từ Associated Press)

Theo Pháp bảo