.
.

Myanmar: Kofi Annan Nỗ Lực Giải Quyết Khủng Hoảng Tôn Giáo Rohingya


Cựu tổng thư kí Liên hiệp quốc Kofi Annan hôm thứ năm, ngày 8/9/2016, phát biểu rằng, nhiệm vụ của ông đối với vấn đề bang Rakhine, Myanmar không phải là điều tra nhân quyền mà là đưa ra các khuyến nghị để giảm bớt căng thẳng giữa các tín đồ đạo Phật và cộng đồng thiểu số Hồi giáo.

Former U.N. Secretary-General and Rakhine State Advisory Commission Chairman Kofi Annan speaks to journalists during a press briefing at a hotel Thursday, Sept. 8, 2016, in Yangon, Myanmar. Annan is a member of an independent commission set up last month by State Counselor Aung San Suu Kyi's government to help find solutions to a communal conflict in the western state of Rakhine that has seen widespread abuses and violence by Buddhists against Rohingya. (AP Photo/Thein Zaw)

Ông Kofi Annan, cựu tổng thư kí Liên hiệp quốc, người đứng đầu ủy ban 9 người được chính phủ Myanmar thành lập nhằm tìm kiếm các giải pháp giải quyết vấn đề Rohingya. (Nguồn: AP Photo/Thein Zaw)

Ông Annan đứng đầu một ủy ban độc lập gồm 9 thành viên được thành lập hồi cuối tháng 8 bởi cố vấn chính phủ Aung San Suu Kyi để hỗ trợ tìm kiếm giải pháp đối với những xung đột lan rộng ở bang phía tây nước này do việc phân biệt đối xử lâu nay chống lại người Hồi giáo Rohingya đã bùng nổ thành bạo lực đẫm máu hồi năm 2012.

Hơn 100.000 người, chủ yếu là những người Rohingya, đã chạy trốn khỏi bạo loạn hoặc vẫn còn lưu trú trong các trại tị nạn. Tình trạng này cũng đã thúc đẩy nhiều người Rohingya chạy trốn bằng đường biển đến các quốc gia khác, gây ra một cuộc khủng hoảng người tị nạn trong khu vực.

Phật tử ở Rakhine xem những người Rohingya là những người nhập cư bất hợp pháp từ quốc gia láng giềng Bangladesh, mặc dù nhiều người trong số họ đã định cư ở Myanmar nhiều thế hệ. Bạo lực chống lại những người Hồi giáo lan rộng đến nhiều vùng khác của quốc gia có Phật tử chiếm phần đa này sau cuộc bạo loạn năm 2012, và để lại một vấn đề chính trị bất ổn định.

Khoảng 1000 Phật tử phản đối ủy ban của ông Annan khi nhóm này đến Rakhine nhưng ủy ban của cựu tổng thư kí Liên hiệp quốc vẫn tiến hành hội đàm với các thành viên của hai tôn giáo quanh thủ phủ Sittwe của Rakhine.

“Chúng tôi đã lắng nghe từ mọi người – những người trong các trại tị nạn và những người trong các ngôi làng, tập trung vào những vấn đề cần quan tâm, phát triển, việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, tự do phát triển, nghề nghiệp cho những người vợ của họ”, ông Annan cho biết trong một cuộc họp báo tại thành phố Yangon, Myanmar.

“Chúng tôi không ở đây để tiến hành một cuộc điều tra nhân quyền hay viết một bản báo cáo nhân quyền”, ông Annan phát biểu với báo giới. Ông cũng cho biết rằng nhiệm vụ của nhóm là “đưa ra các khuyến nghị giúp giảm thiểu căng thẳng, hỗ trợ phát triển ở bang Rakhine”.

“Chúng tôi không ở đây như một điều tra viên hoặc như một cảnh sát. Chúng tôi ở đây để giúp đỡ theo yêu cầu của chính phủ”, ông chia sẻ.

Ông Annan cũng nhấn mạnh rằng những vấn đề của bang Rakhine có một chiều kích quốc tế, ảnh hưởng đến những quốc gia láng giềng – những nước có biên giới bị những người tị nạn vượt qua.

 

Dân Nguyễn

(Dịch từ Associated Press)

Theo Pháp bảo