.
.

Lý do gây mất ngủ khi trưởng thành?


Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Và giấc ngủ quan trọng đến mức nhiều nghiên cứu đã khẳng định, giấc ngủ đôi khi còn quan trọng hơn cả thức ăn. Tuy chưa rõ căn nguyên nào, nhưng các vấn đề liên quan đến giấc ngủ tác động nhiều nhất đến con người, so với các vấn đề sức khỏe khác.

matngu.jpg
Stress và hấp thu quá mức cồn từ bia rượu dẫn tới mất ngủ – Ảnh chỉ mang tính minh họa

Nguyên nhân của mất ng là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ đã được xác nhận qua nghiên cứu như: stress và hấp thu quá mức cồn từ bia rượu.

Hầu hết chúng ta thi thoảng đều có những đêm mất ngủ nhưng với người bị chứng mất ngủ kinh niên thì việc mất ngủ không phải chỉ diễn ra trong đôi ba ngày và sẽ gây ra nhiều bất ổn nghiêm trọng khác về sức khỏe, tinh thần về lâu về dài.

Tổ chức Nghiên cứu Giấc ngủ Hoa Kỳ cũng khẳng định một số nguyên nhân thường thấy của chứng mất ngủ là: các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần, sử dụng chất kích thích, thói quen ngủ kém khoa học như thức khuya để làm việc,…

Mất ngủ thường đi kèm với các bất ổn tâm thần như lo lắng và suy nhược tinh thần. Đây là cái vòng tròn thật sự khó phá vỡ.

Nghiên cứu mới và phát hiện mới về nguyên nhân gây mất ng

Nghiên cứu mới đây đề cập thêm một nguyên nhân nữa là những tổn thương từ tuổi nhỏ làm chúng ta bị mất ngủ khi trưởng thành.

Nghiên cứu đi đến kết luận trên sau khi thu thập dữ liệu về thói quen ngủ nghỉ thời tuổi thơ của hơn 1.000 người trong nhóm tuổi từ 22-60 sinh sống tại Philadelphia (Hoa Kỳ). Các mức độ mất ngủ được các chuyên gia phân loại. Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể gây ra mất ngủ cũng được đưa vào bảng câu hỏi khảo sát như: bị lạm dụng, cha mẹ ly hôn, cha mẹ mất đi hay có cha mẹ bị lo lắng hoặc suy nhược tinh thần.

Kết quả nghiên cứu này được trình bày tại một hội nghị của Tổ chức Chuyên gia Nghiên cứu Giấc ngủ tại Denver gần đây, khẳng định người từng bị lạm dụng khi còn nhỏ, người có cha mẹ bị rối loạn lo lắng hay suy nhược tinh thần, người có cha mẹ ly hôn có khả năng mắc chứng mất ngủ khá nghiêm trọng (một trong 3 mức phân loại sự mất ngủ). Và chứng mất ngủ nghiêm trọng thuộc về nguy cơ của nhóm có cha mẹ mất đi.

Chứng mất ngủ kinh niên ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 10% dân số Hoa Kỳ, gây tác động tiêu cực đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Giấc ngủ là thời gian để cơ thể và não bộ chúng ta nghỉ ngơi và phục hồi sau quá trình xử lý, tổng hợp thông tin qua việc tiếp nhận, phản hồi các kích thích phức tạp suốt cả một ngày và chuẩn bị cho những “phần việc” tương tự vào ngày mai.

Trong khi ngủ, tuần hoàn máu của chúng ta cũng lưu thông đến các cơ, để giúp “sửa chữa” các mô. Theo báo cáo của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, thiếu ngủ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh thận, huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ và thậm chí là béo phì.

Theo các chuyên gia, nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng giúp phát triển các giải pháp điều trị hiệu quả hơn cho người mắc chứng mất ngủ. Biết được những sự biến xảy ra khi tuổi nhỏ có tác động lớn đến giấc ngủ nhiều năm sau đó giúp các chúng ta hiểu hơn giấc ngủ có liên quan thế nào đến sức khỏe và giúp xác định một cách chính xác các bất ổn về giấc ngủ trong xã hội ngày nay – Karla Granados, tác giả nghiên cứu khẳng định.

Đức Hòa
(theo Medical Daily)